Thiết Kế Cảnh Quan Là Gì?

Thiết kế cảnh quan đã không còn xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc đặc biệt này. Nhiều người thường lầm tưởng thiết kế cho cảnh quan là thiết kế cây xanh, thiết kế vườn,….Nhưng đây đều là những định nghĩa sai. Vậy thiết kế cảnh quan là gì? Có những ưu điểm nào khiến bạn nên chọn thiết kế cho cảnh quan nhà mình.

Thiết kế cảnh quan là gì? Công dụng của thiết kế cho cảnh quan

Thiết kế cảnh quan là gì?

Thiết kế cảnh quan là một loại hình thiết kế độc lập với tất cả các hình thức thiết kế khác. Thiết kế cho cảnh quan bao gồm cả thiết kế cây xanh, thiết kế sân vườn. Bởi đây là cụm từ chỉ việc sáng tạo, thiết kế hoàn thiện cho môi trường xung quanh công trình, con người như không gian công cộng, khuôn viên đại học, khu dân cư,…..

Vậy thiết kế cảnh quan bắt nguồn từ đâu? Theo những nghiên cứu, thì thiết kế cho cảnh quan đã bắt nguồn từ thời trung cổ, và trở nên phổ biến hơn tại Pháp từ thế kỷ 17. Còn tại Việt Nam, thiết kế cho cảnh quan bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, khi những nhà “kiến trúc” sáng tạo thiết kế vườn cho cung điện.

Thiết kế cho cảnh quan là gì?

Hiện nay, thiết kế cho cảnh quan phổ biến là thiết kế đan xen giữa phong cách cổ xưa và đương đại. Cho cái nhìn tổng thể vô cùng hài hòa và bắt mắt. Thu hút người nhìn ngay từ cái liếc mắt đầu tiên.

 

Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế cho cảnh quan

Sự thống nhất

Nguyên tắc đầu tiên chính là sự thống nhất. Bởi khi bắt đầu thiết kế cho cảnh quan, nhà thiết kế cùng khách hàng cần lựa chọn một phong cách nhất định. Từ đó sắp xếp các chi tiết có tính thống nhất về kích thước, kết cấu, màu sắc, chiều cao,…Một cảnh quan không có sự thống nhất sẽ khiến người nhìn cảm thấy bức bối, khó chịu.

Tính tối giản

Tính tối giản hay đơn giản hóa là nguyên tắc quan trọng thứ hai mà bạn cần ghi nhớ khi thiết kế những cảnh quan. Việc sử dụng quá nhiều màu sắc, vật dụng hay các loại cây cối khác nhau thường không làm nổi bật “ý đồ” của người thiết kế. Vì vậy, các món đồ thường được lặp lại cho sự đơn giản nhưng không nhàm chán.

Tính đơn giản hóa

Sự cân bằng

Sự cân bằng của cảnh quan không chỉ bao gồm sự cân bằng đối xứng mà còn có sự cân bằng không đối xứng. Theo đó, những cảnh quan đối xứng thường được chia làm hai với các chi tiết, màu sắc, cây cối, đá cảnh giống hệt nhau.

Còn cân bằng không đối xứng, hiểu theo một cách trừu tượng chính là sự không giống nhau của các chi tiết. Tuy nhiên, chúng vẫn thống nhất và cân bằng theo một cách nào đó. Giúp thể hiện rõ phong cách và cho cảnh quan sự tự nhiên, thoải mái.

Kết nối tự nhiên

Nguyên tắc thứ tư khi thiết kế cho cảnh quan chính là vấn đề kết nối, chuyển tiếp tự nhiên. Nguyên tắc này giúp bạn tránh tình trạng chuyển cảnh đột ngột, dẫn đến sự không ăn nhập của các chi tiết với nhau trong khuôn viên cảnh quan.

Kết nối tự nhiên

Để tránh điều này, nhà thiết kế thường sử dụng hiệu ứng từ to đến nhỏ, từ ấm đến lạnh. Chẳng hạn như, việc trồng cây có chiều cao giảm dần, hay sử dụng tông màu ấm ở gần và tông màu lạnh ở xa. Việc này khiến các chi tiết được kết nối tự nhiên, giúp sân vườn hài hòa và trở nên tinh tế hơn.

Sự kết hợp của màu sắc

Thông thường, nhà thiết kế cho cảnh quan thường chia màu sắc làm bốn loại chính là màu ấm, màu lạnh, màu trung tính và màu sắc khác. Các màu ấm sẽ được sử dụng ở gần, và chuyển lạnh gần khi ra xa hơn. Còn màu trung tính như trắng đen lại dùng trong khu vực cảnh nền, giúp làm nổi bật các điểm nhấn màu sắc khác.

Các đường nét

Cuối cùng, các đường nét cũng là yếu tố cực quan trọng khi thiết kế các cảnh quan. Bởi mỗi loại đường nét lại cho hiệu ứng riêng biệt, khác lạ. Chẳng hạn như đường thẳng cùng các đường vuông góc khiến cảnh quan trở nên mạnh mẽ, thu hút hơn. Còn đường gợn sóng lại mang đến sự mềm mại, tinh tế đầy “gợi cảm”.

Công dụng của thiết kế cảnh quan trong kiến trúc

Thiết kế cho cảnh quan đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy điều gì đã khiến việc thiết kế đặc biệt này được yêu thích đến thế? Dưới đây là 2 công dụng chính của thiết kế cho cảnh quan trong kiến trúc được người dùng đánh giá cao:

Không gian tinh tế

Công dụng đầu tiên chính là không gian tinh tế. Phải khẳng định, việc thiết kế, sáng tạo các chi tiết cho cảnh quan xung quanh các công trình và môi trường sống khiến không gian trở nên thu hút và thoáng mát hơn rất nhiều. Đây chính là giải pháp hoàn hảo nếu bạn muốn tạo điểm nhấn mới lạ, độc đáo cho “ngôi nhà” của mình.

Không gian tinh tế

Tối ưu diện tích

Ngoài việc giúp cho không gian thu hút, thoáng mát hơn thì thiết kế cho cảnh quan còn giúp tối ưu diện tích. Với một không gian nhỏ quanh mình, bạn hoàn toàn có thể tận dụng và biến chúng thành những cảnh quan tuyệt vời. Tạo nên không gian thăm thú, vui chơi, thư giãn hoàn hảo.

Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi thiết kế cảnh quan là gì? Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Đồng thời hiểu rõ nguyên tắc cũng như công dụng của việc thiết kế đặc biệt này.

error: Content is protected !!