Tiểu cảnh giếng trời

thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Về mặt kiến trúc xây dựng việc bố trí mẫu tiểu cảnh khô, ướt trong nhà sẽ giúp cho bạn có một thiết kế không gian thông thoáng ngập tràn ánh sáng tự nhiện, tạo cảm giác gần gũi với tự nhiên mang lại những ý nghĩa đặc biệt về phong thuỷ.

Cuộc sống hiện đại tấp nập ngoài kia, bạn đang mong chờ một nơi ấm cúng để trở về, xua tan đi những căng thẳng và mệt mỏi.

Việc tạo dựng “tổ ấm xanh” trong căn nhà không đơn thuần là việc đưa cây cối, hoa, kiến trúc gần gũi thiên nhiên vào nhà, mà đó còn là khoảng không gian xanh để gia đình cùng kết nối với nhau.

Hôm nay, Sân Vườn VTOP sẽ hướng dẫn bạn đưa thiên nhiên vào nhà một cách sáng tạo, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể ngôi nhà.

Thiết kế tiểu cảnh giếng trời đơn giản cho nhà ống là một giải pháp tuyệt diệu trong không gian nhỏ và cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà.

Không những thế tiểu cảnh mini trong nhà hay giếng trời đơn giản cho ngôi nhà nhỏ cũng đang là xu hướng thiết kế thông minh, là giải pháp ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng.

thiet ke tieu canh trong nha ongGiếng trời tạo không khí thoáng mát và nguồn ánh sáng tự nhiên từ mặt trời

 

TIỂU CẢNH GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ LÀ GÌ?

Giếng trời là công trình kiến trúc thiên nhiên thu nhỏ kết hợp nhiều yếu tố như đất, nước, cây,…được sử dụng trang trí cho khu vực có không gian bị thu hẹp, diện tích ngôi nhà nhỏ.

Thiết kế giếng trời cho nhà ống được thi công với công năng chủ yếu là để lấy ánh sáng, gió và tạo sự thông thoáng, mát mẻ tự nhiên tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn.

mau thiet ke tieu canh gieng troiGiếng trời trong nhà là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thức thẳng đứng, trong đó khoảng không được thông từ tầng thượng (tầng cao nhất) xuống tầng thấp nhất là tầng trệt, khác với việc thông giữa các tầng nhà với nhau hay còn được gọi là thông tầng.

 

100 +  MẪU TIỂU CẢNH GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ

Mẫu tiểu cảnh Giếng trời cuối nhà ống
Mẫu tiểu cảnh giếng trời đẹp đơn giản cuối nhà ống với mái che rất thoáng gia chủ có thể thoải mái lắp thêm điều hòa

 

Mẫu tiểu cảnh giếng trời trong nhà ống
4 dạng Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống 3, 4, 5 tầng mà quý khách hàng nên biết (cần tham khảo ngay) trước khi xây dựng nhà ở

 

Mẫu tiểu cảnh giếng trời giữa nhà ống
Quý khách cần phải xác định phong cách và hướng thiết kế của mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống trước khi tiến hành thi công dự án

 

Mẫu tiểu cảnh giếng trời cầu thang
Mẫu tiểu cảnh giếng trời đơn giản kết hợp với cầu thang đặt giữa nhà ống ấn tượng với hồ cá cảnh và cây hoa, phiến đá là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo tạo nên khung cảnh hữu tình tràn đầy sức sống và tuyệt vời cả về công năng lẫn thẩm mĩ trong nhà

 

Mẫu tiểu cảnh giếng trời giữa cầu thang
Những kiểu và mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời đẹp giữa cầu thang trong nhà ống với phong cách thiết kế vô cùng đơn giản, tối giản

 

Mẫu tiểu cảnh giếng trời sau nhà
Mẫu tiểu cảnh giếng trời thác nước ấn tượng sau nhà được thiết kế trang trí trên mảng tường để tạo điểm nhấn bằng cách ghép các phiến đá nhỏ tạo nên các thế núi uốn lượn, ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm cây xanh, đèn chiếu sáng và đài phun nước để tạo nên không gian xanh mát, hoàn hảo cho ngôi nhà, gia đình bạn!

 

Mẫu thiết kế giếng trời đẹp kết hợp hồ cá koi và các loại cá bình thường khác, tùy thuộc theo sở thích, mong muốn và điều kiện của mỗi gia chủ mà sẽ có nhiều mẫu tiểu cảnh 
Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời đẹp cho nhà ống kết hợp tiểu cảnh sân vườn hồ cá koi, tiểu cảnh thác nước, hòn non bộ, hồ nước mini gây ấn tượng nhất bằng các loại cá cảnh, tùy thuộc theo sở thích, mong muốn và điều kiện của mỗi gia chủ mà sẽ có nhiều mẫu khác nhau.

 

Cách thiết kế tiểu cảnh hồ cá koi đẹp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngôi nhà xinh theo chuẩn phong thủy đúng chuẩn nhật bản.

 

TIỂU CẢNH GIẾNG TRỜI NHÀ ỐNG

Để tạo cho mình một không gian tuyệt vời trong ngôi nhà ống thì bạn cần lưu ý một vài điểm quan trọng, trong quá trình thiết kế tiểu cảnh giếng trời đơn giản có mái che, nhằm mang lại bình an cho gia chủ.

thiet ke tieu canh kho
Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp trong nhà: Giếng trời có ảnh hưởng trực tiếp đến phong thuỷ, giúp cho ngôi nhà thoáng mát thu hút được nhiều sinh khí rất tốt cho sức khỏe gia chủ

 

Lựa chọn loại giếng trời trong nhà

 

Tiểu cảnh khô giếng trời trong nhà ống đẹp đơn giản

Mô hình đơn thuần sử dụng những yếu tố vốn có trong tự nhiên (cây cỏ, hoa lá, sỏi đá, tượng,…) và kết hợp nghệ thuật sắp xếp (song song, đối xứng, tương tác,…).

Tiểu cảnh khô là những khu vườn xanh tối giản, non bộ, tranh tường đá, tường thác nước… được thiết kế theo ý tưởng của mỗi kỹ sư và điểm đặc biệt của loại cảnh quang này là không cần diện tích sàn nhà quá rộng lớn, rất thích hợp cho những ngôi nhà có không gian chật hẹp.

Cây xanh là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong cảnh quang khô và được coi là một trong lựa chọn hoàn hảo, tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian chăm sóc, vệ sinh. 

thiet ke tieu canh sau nha
Tiểu cảnh khô là mẫu thiết kế phù hợp với không gian nội thất diện tích nhỏ và cầu thang hẹp

 

Tiểu cảnh nước trong nhà ống đẹp đơn giản 

Đây là loại hình sử dụng nước là yếu tố chính.

Nước giúp cho cân bằng độ ẩm, điều hòa không khí thoáng mát và tạo cảm giác mát mẻ.

Tiểu cảnh ướt gồm tiểu cảnh tĩnh (không có quá nhiều sống động như thiết kế hồ cá koi) và động (dòng nước chuyển động tạo âm thanh cho không gian như thác nước, vòi phun nước,..).

Để xây dựng cảnh quang này cần diện tích sàn rộng lớn hơn so với loại khô tạo, nhằm tạo không gian mặt nước hay độ bắt giọt khi thác nước đổ.

Chi phí xây dựng cũng cần đầu tư nhiều hơn khi bạn phải bỏ thêm phần kinh phí khi thiết kế hệ thống hồ nước hoặc bể nước đơn giản với tiểu cảnh thác nước chảy từ đỉnh bức tranh đá chảy dọc theo giếng trời đi xuống.

Ngoài ra còn tốn thêm chi phí điều hành nguồn nước (máy bơm, tiền điện), chi phí vệ sinh và chăm sóc.

Khi thi công gia chủ phải luôn luôn cân bằng được các yếu tố về âm dương, đừng khiến ngôi nhà trở nên ẩm mốc. 

Tiểu cảnh giếng trời ướt được bố trí dưới gầm cầu thang
Nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh đẹp trong nhà bạn cần chắc chắn về ý tưởng của mình

 

Vị trí thiết kế tiểu cảnh giếng trời

Nhà ống hoặc nhà phố có diện tích chật hẹp nên khi lựa chọn cần phải rất cân nhắc đến vị trí phù hợp tổng quan kiến trúc nhà.

Những vị trí đặt giếng trời như giữa nhà, thiết kế giếng trời trong nhà, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, gầm cầu thang, hiên nhà, hành lang, thiết kế giếng trời sau nhà, giếng trời cuối nhà, giếng trời giữa cầu thang.

Cảnh quang trong nhà sẽ không có hướng đặt cụ thể nhưng gia chủ thường kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà (cũng tùy theo địa lý của từng vùng miền).

Các vị trí, bố trí kiểu thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống đòi hỏi ngôi nhà của gia chủ phải được đảm bảo về cấu trúc sao cho phù hợp với phong thủy nhằm lấy được nhiều ánh sáng, thông gió, rộng và thoáng mát hơn.

 

Vị trí giếng trời giữa nhà ống, nhà phố, biệt thự đẹp đơn giản

Đây là sự kết hợp hài hòa của giếng trời với với khu vực cầu thang, giúp thu hút trọng tâm trong cả không gian ngôi nhà.

Diện tích cho mẫu cảnh quang này phải đủ rộng để tạo dựng mô hình đúng theo mong muốn của gia chủ.

Ngoài ra quý khách cần phải tận dụng tối đa ánh sáng, khu vực mang đặc tính hành Thổ, cân bằng và liên đới với các hành khác như Thủy, Kim, Mộc. 

Giếng trời giữa nhà
Ý tưởng thiết kế sân vườn rộng: Cách bài trí khi thiết kế tiểu cảnh giếng trời đơn giản rất quan trọng và phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của tiểu cảnh trong nhà như cung tài lộc, cung thiên mệnh. Gia chủ cần phải xác định vị trí vườn sao cho hợp lý và khoa học nhất

 

Vị trí Giếng trời phòng khách nhà ống, nhà phố và biệt thự

Thường sử dụng tiểu cảnh khô để trang trí cho không gian phòng khách sống động mà không quá gây ồn ào. 

Giếng trời phòng khách trong nhà ống đẹp đơn giản
Ý tưởng thiết kế sân vườn với chậu treo và tường hoa leo: Giếng trời phòng khách trong nhà ống đẹp đơn giản mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho không gian nội thất ngôi nhà

 

Vị trí Giếng trời phòng ngủ nhà ống, nhà phố, biệt thự đẹp ấn tượng

Diện tích phòng ngủ tương đối chật hẹp nên không cần quá cầu kỳ về kiến trúc.

Tận dụng ánh sáng cửa số hay ô giếng nhỏ để đặt tiểu cảnh mini trong phòng ngủ. 

 

Vị trí Giếng trời phòng bếp nhà ống, nhà phố, biệt thự

Có vai trò lấy thêm ánh sáng cho không gian bếp, xử lý dòng khí nóng, gia tăng thêm dòng sinh khí mát mẻ cho toàn bộ các phòng của ngôi nhà, ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm các dòng tiểu cảnh mini trong nhà khác như hòn non bộ hoặc chậu phun loại nhỏ để thu hút được nhiều sinh khí cho ngôi nhà của mình.

Một vài lưu ý nhỏ khi đặt cảnh quang ở vị trí này khách hàng nên biết giếng trời có tính động là nơi để thu hút gió, ánh sáng nên rất tối kị khi đặt ở không gian nhà bếp, vì bếp cần tàng phong thì mới có thể tụ khí được.

Chính vì vậy mà tùy theo vị trí địa lý của từng vùng miền và kiểu dáng thiết kế nội thất ngôi nhà ống khác nhau mà chúng ta có những vị trí đặt khác nhau.

Giếng trời phòng bếp
Giếng trời phòng bếp là mô hình tiểu cảnh thường được thiết kế ngay dưới chân cầu thang hay trên bức tường nhằm đem lại tính thẩm mĩ cho không gian nội thất ngôi nhà .

 

Vị trí Giếng trời phía sau nhà ống, nhà phố, biệt thự mang vẻ đẹp đơn giản

Góc cuối trong không gian nhà để tạo dựng được nhiều ánh sáng và nơi bạn để trốn khỏi tấp nập mặt phố.  

Giếng trời sau nhà
Mẫu Giếng đơn giản sau ngôi nhà nhỏ kết hợp với khu vườn tiểu cảnh mini trong nhà sẽ tạo cho bạn một không gian sống vô cùng tuyệt vời.

 

Hiên nhà hành lang

Đây là khu vực góc khuất trong không gian nhà và thường bị lãng quên. Nhưng nơi đây hội tự đầy đủ yếu tố ánh sáng, gió, mưa,… để cho mô hình tiểu cảnh luôn luôn tươi tốt. 

Giếng trời ngoài hiên, hành lang
Thiết kế cây tiểu cảnh trong nhà với Giếng trời được bố trí ngoài hiên, hành lang ngôi nhà

 

Phong thủy thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống

Thực tế với khí hậu Việt Nam, giếng trời thường được đặt ở hướng Bắc vì đây là hướng luôn mát mẻ.

Hướng Đông và hướng Tây thường phải tránh trong quá trình thi công vì nếu bạn đặt giếng theo hai hướng này thì nhà sẽ phải nhận một lượng nhiệt rất lớn khi mặt trời mọc và lặn.

thiet ke tieu canh sau nha

Việc hứng được nhiều Ánh sáng và gió là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một không gian thông thoáng tự nhiên, bạn cần phải lựa chọn được vị trí lắp đặt giếng trời và bố trí tiểu cảnh khô một cách hợp lý

Trong khi đó, nếu đặt giếng ở hướng Nam, ngôi nhà có thể sẽ phải hứng chịu những đợt gió hè nóng bức.

Do đó, những gia đình khi đặt giếng ở hướng Nam thường nên trồng thêm nhiều loại cây xanh để che mát mùa hè và tản bớt nhiệt.

Như đã đề cập ở trên, giếng nên được đặt tại trung tâm của ngôi nhà để cân bằng ngũ hành.

Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hoặc lô đất có điểm khuyết méo mó, thì mẫu tiểu cảnh giếng trời đơn giản cần được đặt khéo léo ở các góc nhọn thuộc hành Hoả bởi Hoả sinh Thổ sẽ đem lại sự hài hoà vuông góc cho nội thất của căn nhà.

kich thuoc gieng troi

Một trong những phương án thiết kế không gian mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng đó là việc kết hợp giữa cảnh quang xanh, bàn ghế uống trà hoặc 1 vai chiếc ghế sofa trong mẫu thiết kế của mình

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ cần tiết kiệm tối đa không gian, giếng trời có thể được đặt xen vào những ô trống cạnh cầu thang.

Tuy cách làm này không đem lại hiệu quả tối ưu như giếng độc lập, nhưng cách bố trí giếng theo dạng chéo này vẫn có khả năng luân chuyển, cân bằng sinh khí, nội khí rất tốt cho ngôi nhà và cũng trở thành điểm nhấn trang trí cho tổng thể không gian nội thất.

thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Mẫu tiểu cảnh giếng trời đẹp đơn giản nơi chân cầu thang dành cho các không gian sống diện tích nhỏ

Ngoài ra, giếng trời đặt sau nhà cũng là một sự lựa chọn tốt bởi việc này không ảnh hưởng nhiều đến không gian và phối cảnh chung của cả ngôi nhà mà vẫn đạt được mục đích hứng thêm ánh sáng và không khí thoáng mát.

Do đó, hướng Tây Bắc sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để đón nhiều gió nhất có thể.

Với giếng đặt sau nhà, gia chủ không cần phải lắp đặt vật liệu che chắn phía trên nên có thể tiết kiệm được một khoản chi phí.

Phía dưới bạn có thể xây dựng một tiểu cảnh nhỏ hoặc tranh tường để tạo nên nét ấn tượng, thú vị thêm cho không gian sống của cả gia đình.

thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Giếng trời được lắp đặt thêm mái che giúp ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ

Diện tích tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Theo lời khuyên của các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mẫu tiểu cảnh giếng trời đơn giản nên được xây dựng với tỷ lệ nhỏ hơn 5% diện tích sàn nhà với những nhà có nhiều cửa sổ.

Đối với những nhà có ít cửa sổ, nên nhỏ hơn 15% diện tích kích thước bề mặt sàn nhà, tuy nhiên không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ làm thiếu đi tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.

Diện tích tối thiểu của giếng trời nên từ 450x450mm trở lên đủ để một cơ thể người trưởng thành đi lên và xuống, theo thực tế hoàn cảnh và quá trình xây dựng, thầu xây dựng và gia chủ có thể bàn bạc để thay đổi kích thước giúp hoàn thiện với mục đích sử dụng và giúp ngôi nhà có được sự thoát mát tối ưu.

thiết kế tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Kích thước giếng trời cần được thiết kế dựa trên thực tế ngôi nhà

Cây trồng tiểu cảnh giếng trời trong nhà

Cây trồng là một trong những đặc điểm quan trọng, chiếm lựa chọn ưu thế trong mô hình.

Nguồn năng lượng diệu kỳ từ công trình cây xanh mang lại không gian thoáng mát cho ngôi nhà của bạn: 

  • Phytoncide là chất tiệt trùng có nguồn gốc từ thực vật, chất kháng sinh tự nhiên trong quá trình phát triển cây và thực vật tỏa vào không khí để bảo vệ mình khỏi côn trùng và cũng giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Cây xanh sản sinh ion âm mà trong quá trình sử dụng thiết bị điện tử tại gia đình bị mất đi. Giúp cân bằng dưỡng khí trong không gian ngôi nhà.
  • Trồng cây trong nhà là một nghệ thuật trồng người, chăm chút để thu được quả ngọt và tài vận cho gia chủ. 
Cây trồng trong tiểu cảnh giếng trời theo phong thủy
Cây trồng tiểu cảnh giếng trời trong nhà phố đẹp đơn giản được xem là một trong những công trình kiến trúc hiện đại giúp ngôi nhà thu thêm được nhiều ánh sáng, thoáng khí đón thêm gió và phong thủy giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt, tiền vào như nước.

 

Nhiều loại cây phổ biến để trồng trong tiểu cảnh mà không tốn quá nhiều công sức chăm sóc, mà hợp phong thủy và mang nhiều tài vận cho gia đình. 

  • Mệnh Kim: cây Dây nhện, cây Ngọc ngân, cây Kim tiền, cây Lan ý, cây Kim ngân, cây Trầu bà Đế vương,…
  • Mệnh Mộc: cây Kim tiền, cây Vạn niên thanh, cây Kim ngân, cây Ngọc bích, cây Trúc nhật, cây Tùng thơm,…
  • Mệnh Thủy: cây Lan ý, cây Đuôi công xanh, cây Ngân hậu, cây Dây nhện, cây Tùng la hán, cây Bạch mã hoàng tử,…
  • Mệnh Hỏa: cây Hồng môn, cây Phú quý, cây Vạn lộc, cây Kim tiền, cây Bạch mã hoàng tử, cây Kim ngân,…
  • Mệnh Thổ: cây Lưỡi hổ, cây Phú quý, cây Hồng môn, cây Vạn niên thanh,…

error: Content is protected !!