Hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa mộc

Ngày nay, cây hoa mộc được nhiều gia đình lựa chọn để trồng tô điểm cho không gian. Cây hoa mộc cho ra nhiều hoa, dáng đẹp và có hương thơm vô cùng quyến rũ. Mặt khác, cây hoa mộc còn có tác dụng trong việc chữa một số bệnh cho con người. Vậy, cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? Sân Vườn VTOP sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!

Xem thêm :

Giới thiệu về cây hoa mộc

Theo khoa học, cây hoa mộc còn được gọi là cây Osmanthus fragrans. Cây hoa mộc có xuất xứ từ những tỉnh của phía nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây hoa mộc còn có nhiều tên gọi như: cây mộc hương, cây mộc tê, cây quế hoa. Cây hoa mộc có đặc điểm là thân gỗ, vỏ cây có màu nâu nhạt. 

Thân cây hoa mộc có đường kính dao động từ 20cm – 30cm. Cây có nhiều nhánh với chiều cao trung bình là 4m – 6m. Tuổi thọ của cây cao, lá cây mọc so le nhau. Nhiều cây đại thụ chiều cao có thể lên tới 10m với đường kính khoảng 50cm. Những lá của cây có dạng hình lượn sóng. 

Cây hoa mộc có lá rộng khoảng 5cm – 15cm, chiều dài từ 12cm – 30cm. Mỗi lá thường có nhiều lông ở hai mặt. Cây hoa mộc có đặc điểm nở quanh năm, phổ biến nhất là mùa thu. Hoa có nhiều màu khác nhau như: màu vàng, màu cam hoặc màu trắng, mọc thành chùm sát ngọn. Vậy, cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào?

Cây hoa mộc có đặc điểm là thân gỗ, vỏ cây màu nâu nhạt
Cây hoa mộc có đặc điểm là thân gỗ, vỏ cây màu nâu nhạt

Công dụng của cây hoa mộc

Ngày nay, cây hoa mộc được trồng phổ biến là bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại, cụ thể như sau: 

Trang trí

Cây hoa mộc có dáng đẹp, cho ra nhiều hoa nên rất thích hợp để trang trí cho các khuôn viên hoặc sân vườn biệt thự. Cây hoa mộc còn được trồng phổ biến ở các đình chùa bởi theo phong thủy, cây hoa mộc có công dụng để xua đuổi tà khí. Cây hoa mộc có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là cây có tuổi thọ cao thì càng có giá trị. Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? 

Chữa bệnh

Bên cạnh việc trang trí, cây hoa mộc còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Cây hoa mộc có thể dùng để chữa những bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Mặt khác, thành phần của cây được sử dụng trong các bài thuốc chữa lạnh thận, đau dạ dày, ho có đờm, đau gan. Vỏ của cây hoa mộc khi sắc nước uống sẽ sáng mắt. Rễ cây hoa mộc trị bệnh đau xương, phong tê thấp hiệu quả. 

Cách trồng cây hoa mộc

Để có thể trồng cây hoa mộc, bạn cần biết được tiêu chuẩn về nhiệt độ, đất trồng và kỹ thuật trồng cây hoa mộc, cụ thể như sau: 

Tiêu chuẩn nhiệt độ

Cây hoa mộc là loại cây có đặc điểm là ưa bóng râm, không thích hợp ở những nơi có ánh sáng mạnh. Nếu trồng cây hoa mộc trong chậu, bạn nên cho cây ra tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian là 6 tiếng/ngày. Cây hoa mộc sinh trưởng và phát triển mạnh vào những mùa mưa ẩm. Cây phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ từ 15 độ C – 28 độ C. Việc tìm hiểu về nhiệt độ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cây hoa mộc tốt nhất. 

Tiêu chuẩn đất trồng

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây. Chọn được loại đất trồng phù hợp sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cây hoa mộc tốt nhất. Loại đất thích hợp để trồng cây hoa mộc là đất tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Đất trồng cây phải có chế độ thoát nước tốt để giúp cây phát triển tốt hơn. 

Kỹ thuật trồng cây 

Hiện nay, cây hoa mộc chủ yếu được trồng bằng cách giâm cành. Trước khi trồng cây, bạn nên chọn những cành cây hoa mộc to khỏe, mọc cách năm. Nên chọn những cành già để có tỷ lệ đâm chồi cao hơn. Khi trồng cây, bạn đào đất và cho một cành cây hoa mộc xuống dưới đất vừa đào. Tiếp đó, bạn lấp đất sâu cho cây hoa mộc khoảng 16cm và ấn chặt đất, dùng viên gạch dựng đứng cho cây mọc thẳng.

Trong tháng đầu tiên, bạn nên tưới nước giữ ẩm để giúp cành chôn nhanh ra rễ. Nhớ quan sát phần gạch bị đè và nếu thấy rễ không chuyển sang màu vàng thì cho thấy rễ còn non. Trong trường hợp này, bạn nên cho cây sinh trưởng tiếp đến khi rễ ngả vàng thì cắt cành ra cây mẹ và đem trồng cây. Cây hoa mộc là cây nhiệt đới nên cần cung cấp nước đầy đủ. Ban đầu khi mới trồng cây, bạn nên tưới 2 ngày/lần. Sau đó, căn cứ vào độ ẩm và điều kiện khí hậu để điều chỉnh lượng nước phù hợp. 

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hoa mộc
Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hoa mộc

Xem thêm >> Những điều cần biết về trồng rau trên sân thượng

Cách chăm sóc cây hoa mộc

Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào? Việc chăm sóc cây hoa mộc là vô cùng cần thiết để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Trường hợp bạn trồng cây hoa mộc ở trong chậu thì tùy vào khả năng sinh trưởng và kích thước của chậu để cắt tỉa cảnh phù hợp. 

Thông thường, cây hoa mộc nên cắt tỉa vào mùa thu sau khi cây ra hoa. Vào mùa xuân, bạn cũng nên loại bỏ những cành cây khô hoặc bị côn trùng phá hoại. Theo định kỳ mỗi năm, bạn nên tỉa cây và thay đất ít nhất là 1 lần. Mặt khác, bạn cũng nên thường xuyên làm cỏ sạch, tưới tắm giúp lá cây không còn bụi bặm gây bệnh hại. 

Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào?
Cách chăm sóc cây hoa mộc như thế nào?

Lời kết

Trên đây Sân Vườn VTOP đã hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cây hoa mộc. Trồng cây hoa mộc mang lại nhiều lợi ích nên rất được mọi người ưa chuộng. Chỉ cần nắm vững những kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được một vườn cây hoa mộc đẹp. Để được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Sân Vườn VTOP nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  •  Địa chỉ: 14R Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
  •  Số điện thoại: 0949 61 49 27
  • Email: sanvuonvtop@gmail.com
  •  Website: https://sanvuonvtop.vn/

 

error: Content is protected !!