Tiểu cảnh xương rồng là sự bày trí những cây xương rồng với đủ các hình dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau để tô điểm cho ngôi nhà thêm phần thú vị.
Tại Việt Nam, để nói về giống cây phổ biến trong trang trí nhà cửa, chắc chắn chúng ta phải nhắc đến xương rồng. Đây là loại cây có khả năng chống chịu tốt nhất tại các vùng vốn có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Không những vậy, sự đa dạng về chủng loại cũng khiến xương rồng trở thành lựa chọn số một để “phủ xanh” không gian sống và làm việc.
Nhưng liệu bạn đã biết cách để thiết kế và thi công một vườn xương rồng tiêu chuẩn? Hãy cùng Sân Vườn VTOP tham khảo những điều cần biết về tiểu cảnh xương rồng và các mẫu vườn xương rồng đẹp qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu cảnh xương rồng được sử dụng nhiều trong trang trí nhà ở và sân vườn
1. Tiểu cảnh xương rồng là gì?
Tiểu cảnh xương rồng là sự bày trí và kết hợp những cây xương rồng với đủ các hình dáng, kích cỡ, màu sắc lại với nhau tạo thành một tổng thể đẹp mắt. Chúng có thể được đặt trong những chậu nhỏ bằng sứ, thủy tinh,… hoặc trồng trực tiếp trên mặt đất tuỳ đặc tính lẫn kích thước.
Khi được bày trí trong những chậu cảnh mini nhỏ nhắc, chúng thường xuất hiện trong văn phòng, nhà ở, mặt bàn làm việc,,… nhìn có vẻ đơn điệu. Nhưng nếu bạn trồng chúng với nhau hoặc kết hợp với các loại hoa, cây cảnh khác trong một tiểu cảnh thì sân vườn, vườn treo,… của bạn sẽ trở nên sinh động hơn nhiều
Tiểu cảnh xương rồng là sự kết hợp giữa xương rồng với những loại cây cảnh và vật trang trí khác
Để tạo nên những tiểu cảnh từ xương rồng, các kiến trúc sư sẽ thêm vào đó những thành phần phụ trợ khác như: sỏi, cát, đất dinh dưỡng. Lớp sỏi ở dưới cùng có tác dụng chống úng cho chậu cây trong khi phần đất đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Điều đặc biệt ở các tiểu cảnh xương rồng đó là loại cây này không cần phải chăm sóc cầu kỳ. Chúng có thể chịu nắng hạn rất tốt nên bạn rất ít khi phải lo lắng nếu có lỡ bỏ quên vài ngày không tưới nước. Cũng chính bởi đặc điểm này mà chúng thường được trang trí theo bố cục sa mạc vì khung cảnh có vẻ đơn giản này lại tôn lên vẻ đẹp đầy sức sống của xương rồng.
Tiểu cảnh xương rồng mang đến vẻ đẹp khoẻ khoắn, hoang dại và đầy sức sống của sa mạc
2. Tác dụng của tiểu cảnh xương rồng khi dùng để trang trí tiểu cảnh
Đặc điểm của xương rồng là có nhiều gai nhọn, đây vừa là cách chúng thích nghi với nắng hạn và điều kiện sống thiếu nước, vừa mang lại vẻ đẹp rất riêng cho cả chủng loại cây. Vậy nhưng trong một tiểu cảnh nói chung, giữa hàng chục các loại hoa lá, cây cảnh,… khác, xương rồng đóng vai trò gì?
2.1 Tạo điểm nhấn cho tiểu cảnh
Khi trang trí nhà ở cho mình, rất nhiều người đã lựa chọn tiểu cảnh xương rồng kết hợp với các loại cây cảnh, vật liệu khác bởi chúng giúp tiểu cảnh càng thêm nổi bật.
Theo đó, giữa các loại cây xanh tươi tốt, bạn có thể điểm xuyết bằng các tiểu cảnh từ xương rồng giúp cho không gian trông lạ mắt và thu hút hơn. Hoặc nếu ngay từ ban đầu, tiểu cảnh xương rồng đã là phần chính thì bạn nên tối giản khoảng không xung quanh với cây bụi thấp và đá sỏi để tôn vinh nét đẹp hiện đại của loài cây này. Đặc biệt, nếu muốn căn nhà có thêm màu sắc, gia chủ có thể chọn các giống xương rồng nhiều màu sắc hoặc có chu kỳ nở hoa quanh năm làm chủ thể.
Xương rồng là điểm nhấn cho toàn bộ tiểu cảnh sân vườn
2.2 Hóa hung cho gia chủ
Đối với nhiều gia đình, việc thiết kế các tiểu cảnh trước nhà, ban công hay ở khu vực giếng trời còn liên quan tới yếu tố phong thủy. Bên cạnh việc bày trí các loại cây thu hút tài lộc, những tiểu cảnh xương rồng còn mang đến điềm lành, giúp gia chủ giải hung hóa cát rất tốt. Nhờ đó, gia đình bạn sẽ ngày càng thịnh vượng và hạnh phúc hơn.
Xương rồng là vật phong thuỷ giải hung hoá cát đặc biệt hiệu nghiệm
3. Những loại xương rồng thường được dùng để làm tiểu cảnh
Tuy có rất nhiều loại khác nhau nhưng không phải giống xương rồng nào cũng được dùng để trang trí tiểu cảnh. Dưới đây là một số loại cây phổ biến nhất thường dùng trong tiểu cảnh, bạn có thể tham khảo:
3.1 Xương rồng chuỗi ngọc bi
Loại xương rồng này có đặc điểm: lá xếp lại thành hình viên bi xếp chéo nhau, mọc dài đến hơn 30cm, màu xanh lá cây hoặc màu xanh xám. Chúng rất ưa sáng, dễ chăm sóc và thường được trồng trong các tiểu cảnh vườn treo. Tuy nhiên dù ưa sáng như vậy nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với mặt trời trong thời gian dài, lá cây sẽ bị cháy và rụng. Vì vậy, vào mùa hè, bạn nên treo những giỏ ngọc bi trong bóng râm để đảm bảo cho cây luôn được xanh tốt.
Xương rồng cũng không hề nhàm chán như bạn nghĩ bởi Chuỗi Ngọc Bi hiếm khi nở hoa, nhưng khi hoa nở, bạn sẽ nhận được cả một vườn cây đầy sắc đỏ, hồng rực rỡ một góc nhà.
Xương rồng Chuỗi Ngọc Bi rất phổ biến trong tiểu cảnh nhà ở
3.2 Xương rồng Bát Tiên
Đây có lẽ là loại cây được dùng làm tiểu cảnh xương rồng thường thấy nhất hiện nay. Chúng có thể nở hoa quanh năm nếu có đủ ánh sáng, giúp căn nhà của bạn luôn tràn đầy sinh khí.
Đặc điểm của xương rồng Bát Tiên là: những chiếc lá hình thìa mọc ra từ thân cây tại đầu của những chiếc gai, hoa được tạo thành từ vô số những chiếc lá nhỏ khác xếp vòng tròn chồng lên nhau với rất nhiều màu sắc lộng lẫy: có đỏ lẫn cam, hồng,…
Tuy nhiên, xương rồng Bát Tiên chỉ thích hợp với mức ánh sáng trung bình và không cần tưới nhiều nước. Vì thế, bạn không nên để cây ở những nơi quá nắng gắt và cần chú ý chăm bón để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất.
Xương rồng Bát Tiên khiến nhà ở sáng bừng với sắc hoa đỏ, đỏ cam,… xinh đẹp
3.3 Cây sen đá
Sen đá – một loại xương rồng có lá mọng nước, cũng là loại xương rồng được dùng làm tiểu cảnh rất phổ biến. Sen đá có hai loại: một dạng lá cong tròn xếp lại với nhau như đóa hồng. Còn một loại, mỗi lá có xu hướng mọc phẳng hơn và nhọn hơn.
Loại cây này có hoa rất đẹp, có nhiều kiểu dáng khác nhau, chẳng hạn như: hoa mọc rủ xuống hình chuông hay hình sao. Đặc biệt sen đá còn tượng trưng cho sự vĩnh cửu nên nó còn được gọi là cây “sống đời”.
Loại cây này rất thích hợp làm tiểu cảnh sân vườn ở trước nhà hoặc ở các ban công, giếng trời. Tuy nhiên, sen đá không thuộc loại cây ưa nước nên bạn phải đảm bảo đất trồng của tiểu cảnh luôn khô và có thể thoát nước nhanh chóng ngay sau khi tưới.
Sen đá – chủng loại xương rồng tượng trưng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ
3.4 Xương rồng Ngọc Bích
Có rất nhiều loại cây cảnh được lấy tên từ một dòng trang sức hay đá quý đắt giá và xương rồng Ngọc Bích là một trong số những trường hợp đó. Khác với sắc xanh thẫm của “anh chị em” cùng loại, trong một tiểu cảnh xương rồng, xương rồng Ngọc Bích nổi bật với sắc xanh non tơ, trong veo và bóng bẩy như ngọc.
Tuy không có gai nhọn nhưng chúng vẫn giữ được ưu điểm vốn có của xương rồng: ưa sáng và không cần tưới nhiều nước. Vì vậy, khi trang trí tiểu cảnh với xương rồng Ngọc Bích, bạn chỉ cần tưới nước cách ngày hoặc để đất khô hoàn toàn.
Thêm nữa, bởi loại cây này có bộ rễ phát triển mạnh mẽ, có thể nổi lên mặt đất vì thế, bạn không nên trồng chúng trong chậu quá nhỏ (dẫn đến đổ chậu khi cây lớn).
Vẻ đẹp trong veo của xương rồng Ngọc Bích rất được ưa chuộng
3.5 Tiểu cảnh xương rồng tai thỏ
Đây là một chủng loại xương rồng được nhiều người yêu thích nhất bởi hình dáng đáng yêu bên ngoài: các nhánh cây mọc lên giống như hình tai thỏ hai nhánh hoặc ba nhánh.
Xương rồng Tai Thỏ thường được trồng trong chậu sứ, bên dưới là lớp đất dinh dưỡng, bên trên được phủ bởi đá nhỏ trắng hoặc màu và trang trí thêm cùng các vật liệu trang trí khác.
Xương rồng Tai Thỏ có vẻ ngoài rất đáng yêu
4. Cách chọn xương rồng và những lưu ý khi trang trí tiểu cảnh xương rồng
4.1 Chọn cây
Vì xương rồng có rất nhiều loại khác nhau và đặc tính của nhiều loại cũng khác nhau nên khi chọn loại cây sẽ dùng trong tiểu cảnh, bạn cần chú ý chọn những giống có khả năng thích nghi với điều kiện hiện tại của nhà bạn nhất: thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích, khả năng đón nắng,…
Chẳng hạn, nếu muốn bày trí những chậu tiểu cảnh xương rồng trong tiểu cảnh sân vườn ngoài trời, bạn nên chọn những loại cây có khả năng chống chịu nhiệt tốt. Còn khi đặt xương rồng ở không gian trong nhà như cửa sổ, giếng trời, hãy dành sự ưu ái cho các loại cây ít ưa nắng hơn.
Căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng và diện tích nhà ở để chọn giống xương rồng phù hợp
4.2 Những lưu ý khi trang trí tiểu cảnh cây xương rồng
Ngoài chủng loại, bạn cũng nên cân nhắc đến việc trang trí tiểu cảnh xương rồng sao cho đẹp mắt nhất:
- Thứ nhất: nên chọn được kích cỡ chậu phù hợp với từng loại cây. Thông thường, chậu sứ hay chậu đá là một lựa chọn khá phổ biến, hợp với đa phần chủng cây. Nhưng bạn cũng lưu ý là chậu phải có lỗ thoát hơi ở đáy để để cây phát triển tốt hơn, đồng thời chống ngập úng.
- Thứ hai: nên sử dụng loại đất pha cát để trồng cây vì chúng rất tơi xốp, phù hợp với đặc điểm không chịu được ngập úng như xương rồng. Hơn nữa, đây cũng là loại đất có thể giúp hều hết loại rễ sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thứ 3: bố trí tiểu cảnh xen kẽ giữa các loại xương rồng khác nhau hoặc xen kẽ với các loại cây khác, và kết hợp màu sắc một cách khéo léo để làm nổi bật tiểu cảnh.
Chú ý đến việc bố trí tiểu cảnh, chọn chậu và đất trồng để có một tiểu cảnh đẹp
5. Các mẫu tiểu cảnh xương rồng đẹp
Nếu bạn yêu thích tiểu cảnh xương rồng và muốn thiết kế một khung cảnh tuyệt vời như vậy nhằm trang trí nhà cửa, hãy liên hệ tới Sân Vườn VTOP nhé. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn chuẩn bị đa dạng mẫu tiểu cảnh đẹp mắt, mới lạ và độc đáo nhất để bạn lựa chọn!
6. Các thông tin về giá, thiết kế mẫu, quy trình, cam kết, bảo hành của Sân Vườn VTOP
Phong cách hiện đại với kiểu vườn phóng khoáng như các thiết kế tiểu cảnh xương rồng đang cực kỳ được ưa chuộng. Sân Vườn VTOP hy vọng rằng qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã nhận được nhiều thông tin bổ ích. Và nếu có nhu cầu design và thi công loại tiểu cảnh này, hãy liên hệ ngay với Sân Vườn VTOP qua Hotline 0949614927. Chúng tôi sẽ mang lại cho căn nhà của bạn một diện mạo mới – đẹp hơn, ấn tượng hơn!